Kể từ khi Liên bang Xô viết sụp đổ đầu những năm 1990, Đông Nam Á luôn tìm cách tránh bị mắc kẹt giữa các cường quốc. Chính quyền Tổng thống Trump đang khiến điều đó trở nên không thể chối cãi.
Bên lề APEC 2018 diễn ra ở Papua New Guinea, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã tăng cường những lời chỉ trích nhằm vào Trung Quốc trong Tuần lễ Cấp cao kết thúc ngày hôm qua, 18/11. Một trong những tuyên bố đáng chú ý nhất của ông Pence là việc kêu gọi các quốc gia tránh những khoản vay mà có thể khiến họ mắc kẹt trong núi nợ của Trung Quốc.
Đến Papua New Guinea thay cho Tổng thống Trump, ông Pence cũng nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ không vội vàng chấm dứt cuộc chiến thương mại nhằm vào Trung Quốc đồng thời sẽ không thay đổi thái độ trừ khi Bắc Kinh thay đổi. Tuyên bố này mở ra một triển vọng đáng lo ngại cho khu vực vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
Jonathan Pryke, một nhà nghiên cứu chuyên về Thái Bình Dương tại Viện Lowy, trụ sở ở Sydney, cho biết: “Ngôn từ mà chúng ta nghe thấy từ ông Pence khá đáng quan ngại bởi nó cho thấy chúng ta đang hướng tới cuộc chiến địa chính trị phân chia kẻ thắng người được ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hy vọng lớn cho sự hội tụ giữa Trung Quốc và Mỹ đang ngày càng khó trở thên thực tế”.
Sự kiện vừa diễn ra ở Papua New Guinea cũng không cung cấp nhiều cho thế giới về những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ làm khi họ gặp nhau bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra ở Argentina vào cuối tháng này.
Trong khi đó, APEC 2018 kết thúc trong tình trạng hỗn loạn sau khi các nhà lãnh đạo không thể đạt được một tuyên bố trung, phản ánh căng thẳng phía sau những mối quan hệ nhất là khi ông Trump đe dọa đánh thuế thêm phần hàng hóa nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc. Bắc Kinh đáp trả bằng việc đánh thuế 110 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.
Các nền kinh tế nhỏ hơn ở châu Á – Thái Bình Dương từ lâu đã luôn phải tìm cách cân bằng mối quan hệ và gặt hái lợi ích của thương mại với nền kinh tế phát triển nhanh của Trung Quốc nhưng lại dựa vào tiềm lực quân sự của Mỹ để kiềm chế sự quyết đoán của Bắc Kinh trong các hoạt động tranh chấp lãnh thổ.
Tuy nhiên, cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm xáo trộn mọi thứ. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gần đây cũng nhấn mạnh những lo ngại rằng ASEAN và cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương có thể sẽ phải chọn giữa Trung Quốc và Mỹ. Đặc biệt, các biện pháp đánh thuế của Mỹ còn có thể làm thay đổi những chuỗi cung ứng đã tồn tại từ rất lâu đời.