HomeTIN TỨC

Forex tuần này : Tất cả phụ thuộc vào phát biểu của Chủ tịch Fed

Forex tuần này : Tất cả phụ thuộc vào phát biểu của Chủ tịch Fed

Forex tuần này : Tất cả phụ thuộc vào phát biểu của Chủ tịch Fed

Báo cáo chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên Bang hôm thứ 6 vừa qua (23/2) không có tác động đáng kể đến đồng USD. Nhiều người kỳ vọng rằng đây sẽ là một bản kế hoạch chi tiết, theo lời khẳng định của Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, về nền kinh tế và chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, kết quả không được như kỳ vọng, bản báo cáo không mang đến nhiều góc nhìn mới.

Các nhà đầu tư đều đang chờ đợi những thay đổi trong chính sách của Chủ tịch Fed trong thời gian tới.

Do đó, nhiều người e ngại rằng bài phát biểu vào tuần tới của Chủ tịch Fed cũng sẽ thiếu thông tin mới như bản báo cáo này. Báo cáo chính sách tiền tệ thường chi tiết và thận trọng hơn so với biên bản của FOMC, trong đó tập trung vào các tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

Hôm thứ 6 vừa qua, Fed cho biết năng suất lao động thấp và những hạn chế về nguồn cung đã dẫn đến mức lương trung bình giảm. Không thể phủ nhận ông Powell đã cố gắng rất nhiều kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhưng thị trường đã biến động rất nhiều từ khi ông Janet Yellen hết nhiệm kỳ. Các nhà đầu tư đều đang chờ đợi những thay đổi trong chính sách của ông Powell trong thời gian tới.

Sau đây là ba vấn đề chính được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến thị trường sau bài phát biểu sắp tới của ông Powell.

Thứ nhất, về thị trường chứng khoán, chỉ số Dow Jones đã giảm 6% kể từ khi đạt đến mốc đỉnh cao vào hồi tháng 1 năm nay. Trong vòng 10 năm qua, lần đầu tiên trái phiếu kho bạc đóng cửa ở mức 3%. Hầu hết các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ không quan tâm đến những động thái này, đặc biệt là sự phục hồi gần đây. Nếu ông Powell đồng tình với những quan điểm này và coi nhẹ việc điều chỉnh vào tháng 2, những rủi ro về tiền tệ sẽ có nguy cơ tăng cao.

Thứ hai, về triển vọng về tăng trưởng và lạm phát, ông Powell nhấn mạnh 3 vấn đề quan trọng nhất hiện tại là tăng lương, tăng trưởng và lạm phát. Mức lương hiện đã tăng. Tuy nhiên, nếu điều này khiến lạm phát gia tăng thì cần phải có những biện pháp mạnh mẽ hơn về tỷ giá, bởi chúng có thể gây họa cho cổ phiếu và gia tăng tăng rủi ro tiền tệ. Trong trường hợp này, đồng USD sẽ tăng nhiều so với hầu hết các đồng tiền khác.

Thứ ba, về lãi suất tăng, cuối cùng, vấn đề đặt ra là ông Powell sẽ công bố như thế nào về vấn đề tăng lãi suất trong năm nay. Nhiều khả năng ông sẽ tập trung vào các chính sách thắt chặt. Tuy nhiên, nếu ông Powell thực hiện 3 – 4 đợt tăng lãi suất trong năm nay, điều này sẽ gây rối đến đồng tiền khi giá trị đồng USD tăng lên. Ngược lại, nếu nhận định của ông tương đối ôn hòa, trong đó đề cập đến số lượng tăng cụ thể, các nhà đầu tư có thể coi đây là “đèn xanh” cho lợi ích về tăng trưởng thị trường chứng khoán và rủi ro tiền tệ.

Không có quá nhiều kỳ vọng vào đường hướng mới của ông Powell ngoài sự lạc quan và một kế hoạch mơ hồ nhằm tăng lãi suất. Điều này là chưa đủ để duy trì đà tăng điểm của cổ phiếu và làm mới lại mức tăng trưởng của các đồng tiền có rủi ro.

Ông Powell không muốn chứng kiến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, do đó ông sẽ vẫn duy trì tính liên tục và hạn chế sự biến động của thị trường. Vẫn còn một khoảng thời gian hợp lý để định hình lại những kỳ vọng có thể đạt được trước cuộc họp vào tháng 3 tới. Trong khoảng thời gian chờ đợi, thị trường sẽ ít biến động và các nhà đầu tư vẫn khá tự tin về quan điểm lãi suất tăng của họ.

Mặc dù đồng EUR/USD vẫn tiếp tục thua lỗ trong tuần qua, nhưng đây vẫn là những đồng tiền mạnh nhất, nhờ duy trì ở mức 1,22 và mua ở dưới mức 1,23. Hoạt động sản xuất và dịch vụ “chậm chạp” tại Đức và trên toàn khu vực làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư và nhiều doanh nghiệp.

Bài phát biểu của Chủ tịch Fed sẽ có tác động đáng kể đến EUR/USD. Nhiều khả năng đồng euro sẽ có biểu hiện vượt trội hơn so với các đồng tiền khác. Trừ khi có những biến động lớn, EUR/USD được kỳ vọng sẽ giữ ở mức 1,22 hoặc lên tới 1,24.

Đồng bảng Anh đã thoát khỏi mức 1,40. Chỉ số thất nghiệp đã giảm trong quý IV và thu nhập trung bình trong tuần tăng. Các thành viên Ủy ban chính sách tiền tệ, Thống đốc Ngân hàng Anh, ông Carne, cũng lạc quan về tình hình lạm phát và thị trường lao động.

Tuy nhiên, Brexit vẫn chứa đựng nhiều rủi ro và các nhà hoạch định chính sách ở Anh thì tương đối “hiếu chiến”. Điều này khiến GBP/USD tránh được những tổn thất nghiêm trọng và cho phép đồng EUR vượt trội hơn các đồng tiền khác. Đồng bảng Anh được kỳ vọng vẫn sẽ duy trì được khả năng phục hồi của mình.

Trước sức ép của đồng USD, NZD/USD gặp phải những tổn thất lớn nhất khi bán ra trong 5 ngày giao dịch gần đây. Ban đầu, nguyên nhân được cho là do hoạt động yếu kém của ngành dịch vụ và giá sữa giảm mạnh. Tuy nhiên, NZD đã tăng đáng kể doanh số bán lẻ so với mức lạm phát trong quý trước khi đồng USD tăng trưởng.

Sau khi đạt đến ngưỡng 74 cent, đồng NZD/USD bị ảnh hưởng nhiều trước sức mạnh của đồng USD. Về mặt kỹ thuật, NZD/USD có hỗ trợ từ 0,7200 đến 0,7250.

Đây cũng là một tuần đầy khó khăn đối với đồng NZD. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương lại khá lạc quan về tình hình tích cực của nền kinh tế trong và ngoài nước. Họ không vội vàng tăng lãi suất bởi cho rằng lạm phát sẽ chỉ tăng dần dần.

AUD/USD ở mức 0,7750, một mức tương đối thấp trong tháng 2 và di chuyển trung bình 100/200 mỗi ngày ở mức này. Nếu mức này biến động, khả năng cao AUD/USD sẽ rơi xuống 0,7600, còn nếu giữ vững mức này, AUD/USD sẽ sự phục hồi trở và tăng đến 0,7900.

USD/CAD không còn ở mức 1,2700 sau khi mức giá tiêu dùng tăng mạnh hơn dự kiến. Trong tháng vừa qua, doanh số bán lẻ đã giảm 0,8% so với hồi cuối năm ngoái. Giá tiêu dùng tại Canada ít biến động trong 4 tháng liên tiếp và hiện đang ở mức cao nhất kể từ tháng 9/2016. Điều này gây áp lực cho Ngân hàng Canada, khiến họ buộc phải đưa ra các biện pháp thắt chặt. Trong tuần tới, số dư tài khoản hiện tại của Canada và báo cáo GDP dự kiến sẽ được công bố. USD/CAD có thể sẽ giảm xuống còn 1,25 trong tuần tới.

Theo BK Asset Management