HomeTIN TỨC

Các nhóm tài sản liên tiếp lao dốc, 2018 là thời điểm quá tệ để đầu tư

Các nhóm tài sản liên tiếp lao dốc, 2018 là thời điểm quá tệ để đầu tư

Một chuyên gia đã tóm tắt diễn biến của thị trường năm nay: Chưa từng tồi tệ hơn kể từ năm 1972.

Trong năm 2018, các nhà thống kê thị trường đang rất cố gắng để miêu tả về những tổn thất đối với các nhóm tài sản. Một chuyên gia đã tóm tắt lại những gì đã và đang xảy ra như thế này: Mọi thứ chưa từng ở trong tình trạng tồi tệ như thế này kể từ nhiệm kỳ của Tổng thống Richard Nixon.

Ned Davis Research chia thị trường thành 8 nhóm tài sản lớn, tất cả từ trái phiếu cho đến chứng khoán Mỹ và thế giới cho tới nhóm hàng hoá. Và không một nhóm nào trong đó đang trên đà đạt mức lợi nhuận trong năm nay vượt quá 5%. Đây là một hiện tượng xảy ra lần cuối cùng vào năm 1972, theo Ed Clissold, một chiến lược gia tại công ty này.

Nói về những tổn thất, giới đầu tư đã chứng kiến tình trạng tồi tệ hơn nhiều. Nhưng xét đến tất cả các nhóm tài sản có mức lợi nhuận đi xuống thì những gì diễn ra ở năm 2018 tương tự với trước đây.

Không có nhóm nào có diễn biến khả quan, không phải nhóm cổ phiếu của Mỹ có vốn hoá cao, cổ phiếu quốc tế hay tại các thị trường mới nổi, trái phiếu, trái phiếu trong điểm đầu tư, nhóm hàng hoá hay là bất động sản. Hầu hết các loại tài sản trong số này đều ghi nhận mức lợi nhuận giảm và những nhóm có lợi nhuận tăng thì chỉ là ở phần trăm nhỏ với một con số.

Chứng khoán thị trường đã phát triển, thị trường mới nổi hay trái phiếu đều lao dốc trong năm nay

Điều này cũng chưa từng xảy ra. Thường khi lợi nhuận của một nhóm đi xuống thì nhóm khác sẽ tăng. Ở thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, trái phiếu Kho bạc đã ghi nhận lượng mua vào nhiều hơn. Vào năm 1974, nhóm hàng hoá là một “điểm sáng”. Năm 2002, đó là Quỹ tín thác bất động sản (REITS). Còn năm 2018, giới đầu tư hoảng loạn, không còn nơi nào để “thoát thân”.

Theo Clissold, nhân vật phản diện ở đây là: sự kích thích từ ngân hàng trung ương đã “bốc hơi”

“Những lo ngại còn đang treo lơ lửng đối với thị trường đó là về việc định giá tài sản sẽ diễn ra như thế nào với việc loại bỏ các chính sách tiền tệ quá dễ dãi”, Clissold cho hay. Ông nói, trong những lần xảy ra tình trạng hỗn loạn trên thị trường trước đây, “nhóm tài sản nào đó cũng ở trong thị trường tăng giá.”

Kể từ năm 2015, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã có 8 lần nâng lãi suất và các nhà hoạch định chính sách ở châu Âu, Nhật Bản đang dần nới lỏng các chính sách thích ứng. Điều này cùng mối lo ngại về tăng trưởng toàn cầu đang bao trùm tâm lý của giới đầu tư.

Tuần vừa rồi, tâm lý lạc quan đến từ thoả thuận ngừng bắn đối với cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tác động phần nào đến các nhà đầu tư chỉ trong một thời gian ngắn. Nhưng những lo ngại về Brexit và tình trạng của đường cong lợi suất, cho tới tốc độ tăng trưởng toàn cầu chậm lại vẫn còn đó. Hôm thứ Ba, chỉ số S&P 500 đã chứng kiến cú giảm lần thứ 5 với hơn 3% trong năm nay.

Diễn biến của chỉ số Bloomberg Barclays tổng lợi nhuận của Kho bạc Mỹ trong năm nay

Từ đầu năm đến nay, chỉ số S&P 500 chỉ tăng 1% và nợ mức đầu tư của Mỹ đã mất 1,6%. Thị trường chứng khoán của các quốc gia đang phát triển giảm 12%, trong khi đó chỉ số Bloomberg Barclays tổng lợi nhuận của Kho bạc Mỹ đã giảm 6,4%.