HomeHOÀNG NGỌC SƠN

Vàng vẫn còn cửa giảm

Vàng vẫn còn cửa giảm

Vàng vẫn còn cửa giảm.

Đà hồi phục của thị trường chứng khoán toàn cầu trong năm nay vẫn chưa được xác định- các chuyên gia phân tích tại Goldman Sachs chia sẻ với khách hàng- những người đang tăng cường bán ra.

Rủi ro mang tính hệ thống xuất phát từ dầu mỏ, Trung Quốc và mức lãi suất tiêu cực rất khó xảy ra- nhóm nghiên cứu do Jeffrey Currie và Max Layton dẫn đầu cho hay.

Vàng vẫn còn cửa giảm
Vàng vẫn còn cửa giảm

Thanh khoản tại các ngân hàng vẫn dồi dào nhằm củng cố cho hoạt động vốn hóa, các tác động tiêu cực từ giá dầu thấp có thể đã được hấp thụ hết, do đó, rủi ro mang tính hệ thống có lẽ sẽ không xảy ra khi mà ảnh hưởng lan truyền từ Trung Quốc chỉ ở mức hạn chế trong khi Mỹ đã lùi xa khỏi suy thoái.

Điểm mấu chốt cần lưu ý- đáp ứng đúng câu nói nổi tiếng của Franklin D. Roosevelt “Chúng ta chẳng cần sợ hãi điều gì ngoài sợ hãi chính bản thân mình”- chính là việc các thị trường tài chính đã phản ứng thái quá và giá vàng đã nhanh chóng thoái lui sau bước tăng vững chắc trong năm nay. Cũng cần chú ý rằng cơ hội Mỹ rơi vào suy thoái giờ đây chỉ còn 15%- 20%.

Kể từ đầu năm tới nay, vàng đã tăng 13.5% và tỏa sáng với vai trò truyền thống là tài sản an toàn giống như trái phiếu chính phủ Mỹ. Giới đầu tư đã đổ xô đến tài sản an toàn này trước những lo ngại về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, căng thẳng trong lĩnh vực năng lượng Mỹ cũng như những lo ngại về bảng cân đối mong manh về tài chính châu Âu.

Thứ năm tuần trước, kim loại quý đã tăng hơn 5% và leo lên mức cao nhất một năm, hoàn thành ngày giao dịch tốt nhất trong vòng 7 năm gần đây. Tuy nhiên, kể từ đó thị trường đã giảm trở lại mốc $1.200/ounce và Goldman tin rằng quý kim vẫn có nhiều “cửa” để rơi.

Chúng tôi duy trì quan điểm rằng tỷ lệ lãi suất Mỹ sẽ tăng và tất nhiên giá vàng sẽ giảm, mục tiêu 3 tháng có thể là $1,100 (mỗi troy ounce) và mục tiêu 12 tháng là $1000 (mỗi troy ounce);- bản lưu ý của ngân hàng này chỉ ra.

Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cũng cố gắng xác định rõ ràng hơn nhu cầu hàng hóa tại Trung Quốc. Theo họ, nhu cầu vàng vật chất tại nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới chủ yếu ở dạng đồ trang sức và lực cầu này cực kỳ nhạy cảm với giá, do đó, mỗi bước tăng trong giá sẽ dẫn đến mỗi bước giảm trong nhu cầu.

Trong khi đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục là quốc gia bán ròng trái phiếu chính phủ Mỹ và làm suy yếu giá vàng thêm nữa- thứ kim loại có mối tương quan nghịch với lãi suất trái phiếu.

Trong khi đó, chuyên gia Gartman vẫn tin tưởng vào sức mạnh của kim loại quý.

Tôi cho rằng bước tăng mạnh trên thị trường tài chính chỉ là một hiện tượng “phù du trong tự nhiên”… một bước hồi phục điều chỉnh đơn thuần và khó có thể đột phá. Nhiều khả năng vốn sẽ chảy ra khỏi thị trường này và rót vào thị trường vàng”- Gartman nói và cho hay ông tiếp cận với vàng theo đồng yen Nhật và euro nhiều hơn là vàng tính theo đồng dollar Mỹ.

dubaogiavang.net