HomeTIN TỨC

Trước thềm hội nghị Trump – Tập : Chiến tranh thương mại sẽ đi về đâu ?

Trước thềm hội nghị Trump – Tập : Chiến tranh thương mại sẽ đi về đâu ?

Trong một phân tích gần đây của Treasury Secretary, Hank Paulson có đưa ra lời cảnh báo cho mối lo ngại về nguy cơ một cuộc chiến tranh lạnh mới nếu giữa Trung Quốc và Mỹ không thể giải quyết được những bất đồng về chiến lược trong tình trạng “Chiến tranh thương mại” hiện nay.

Trước thềm cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Donald Trump đã cho thấy sự sẵn lòng cắt giảm bớt rào cảng. Tuy nhiên, dù cho sự đối đầu giữa hai nước có thể được giảm nhiệt, thì cũng cần mất nhiều thời gian để tình hình có thể ổn định lại. Và điều này cũng không đồng nghĩa với việc hồi phục của các doanh nghiệp bởi những tổn thương do việc “ăn miếng trả miếng” bằng hàng rào thuế quan lên 60% lượng hàng hóa giữa 2 nước.
Với lo ngại chiến tranh thương mại leo thang đã khiến cho các doanh nghiệp bị buộc phải xác định lại kênh mua bán nguyên vật liệu, và có những hoạch định chiến lược dài hạng. Và việc này cũng cho thấy những nguy cơ tìm ẩn đối với chính sách “America First” của Trump.
“Đây là cuộc chiến thời đại”, theo cảnh báo của Paul Triolo, người đứng đầu cơ quan phân tích chính sách công nghệ toàn cầu tại Eurasia Group ở Washington, “và sẽ có nhiều tổn thất đối với các loại tài sản thế chấp”
Phe bảo thủ trong chính quyền Mỹ cho rằng đây là một cuộc chiến phòng thủ cho kinh tế Mỹ trước sự “Xâm lược kinh tế” từ Trung Quốc. Họ xem xét theo nghĩa rộng hơn trong việc đảm bảo sự ưu việt trong tương lai nước Mỹ, hàng rào thuế quan hay lệnh cấm xuất đối với nhiều mặt hàng, ví dụ như chất bán dẫn, họ khuyến khích các công ty Hoa Kỳ đầu tư nhiều hơn tạo công ăn việc làm cho người Mỹ và ngừng đầu tư vào Trung Quốc.
Tính từ 2001 đến nay, thị phần của Trung Quốc trong tổng số hàng hóa thương mại thế giới đã tăng gần gấp ba lần. Hơn nữa, Trung Quốc đang có những kế hoạch đẩy mạnh đầu tư nhằm nâng cao tiềm lực kinh tế cũng như chiếm lĩnh thị trường sản xuất các nguồn nguyên liệu chủ lực trong các lĩnh vực công nghiệp nặng và công nghệ cao như: Pin Lithium, Công nghệ năng lượng, dược liệu…
Tình hình căng thẳng gần đây đã gây tổn thương nghiêm trọng tới nhiều lĩnh vực, gây nhiều khó khăn cho các công ty lớn trên thế giới. Dẫn lời Cash Liu, Giám đốc kinh doanh của Shenzhen Kingston Sanitary Ware, mặc dù Kingston không xuất hàng đến thị trường Mỹ, nhưng việc tăng thuế đã khiến chi phí cho những nguyên vật liệu xuất xứ từ Mỹ tăng đến 65%. Nói về ảnh hưởng của “Chiến tranh thương mại”, Liu cho biết đã khiến Kingston mất 10% tỷ suất lợi nhuận và đang đe dọa toàn ngành, “Đối với chúng tôi, thật sự là một cú sốc lớn”.
Không chỉ ảnh hưởng riêng gì đối với Kingston hay ngành sản xuất phần cứng. Cần biết rằng, hầu hết các công ty lớn trên thế giới đều có các trụ sở hoạt động sản xuất ở nhiều quốc gia. Việc đáp trả nhau bằng thuế quan giữa các nước sẽ ảnh hưởng ngày càng lớn tới hoạt động thương mại quốc tế. Nếu trong tương lai gần, “các bên tham chiến” mà cụ thể lúc này là Mỹ – Trung không kịp có những biện pháp làm giảm căng thẳng, thì việc sụp đổ dây chuyền là điều khó có thể tránh khỏi. Và nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh trong tương lai là thực sự hiện hữu nếu những căng thẳng tiếp tục leo thang.

Tổng hợp bởi chungkhoanthegioi.com