HomeTIN TỨC

Tổng thống Trump đang gây ra cuộc chiến tiền tệ trên thế giới ? | hoangngocson.com

Tổng thống Trump đang gây ra cuộc chiến tiền tệ trên thế giới ? | hoangngocson.com

Tổng thống Trump đang gây ra cuộc chiến tiền tệ trên thế giới ?

Năm 1971, cựu Tổng thống Nixon từng nổi tiếng với tuyên bố: ‘Đó là đồng tiền của chúng tôi, nhưng rắc rối là của các bạn.' Tổng thống Trump đang đi lặp lại chính sách này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump rất biết đánh bài tâm lý. Gợi ý của ông về việc Mỹ có thể tái gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã khiến chính phủ nhiều nước châu Á hy vọng nhiều hơn vào việc nguy cơ một cuộc chiến thương mại có thể được ngăn chặn.

Tuy nhiên, cũng sau đó chỉ vài ngày, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã đưa ra những tuyên bố khiến thị trường không khỏi lo ngại về khả năng sẽ có một cuộc chiến tranh tiền tệ. Dù Tổng thống Trump khẳng định không ủng hộ quan điểm của ông Munchin, thế nhưng khi mà đồng USD cứ ngày một giảm giá sâu hơn, rủi ro chiến tranh tiền tệ đang lớn dần.

Rủi ro chiến tranh tiền tệ đang lo ngại đến nỗi mà chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ông Mario Draghi, phải lên tiếng rằng những gì đang được nói ra không phản ánh đúng cái mà họ đã thống nhất từ trước đó. Dù không nói cụ thể đến tên ai nhưng thị trường tài chính cũng ngầm hiểu người ông Draghi muốn nhắc đến chính là ông Munchin.

Chúng ta có thể tranh cãi nhau về việc liệu ông Munchin có nói nhầm hay không. Thế nhưng có những điều không thể phủ nhận được. Ông Munchin chính là người thực thi chính chính sách “Nước Mỹ là số Một” của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Từ khi Tổng thống Donald Trump lên nhậm chức chính thức cách đây khoảng hơn một năm, đồng USD đã giảm giá 8%.

Cùng lúc đó, tuyên bố của ông Munchin được đưa ra ở thời điểm chỉ hai ngày sau khi Nhà Trắng tăng thuế đối với mặt hàng tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu và máy giặt. Hàng loạt dấu hiệu trên cho thấy cuộc chiến thương mại là rủi ro có thật chứ không chỉ là lời nói.

Bất đồng về các vấn đề tiền tệ đang tác động đến nhiều chính phủ và doanh nghiệp châu Á.

Nhiều công ty năng lượng mặt trời ở Mỹ hay châu Á đang quan tâm nhiều đến kế sách ứng phó với mức thuế mới mà Tổng thống Trump đưa ra. Mức thuế 30% mà Tổng thống Trump áp thấp hơn so với những gì người ta lo sợ trước đây, theo khẳng định của một đại diện thuộc công ty JinkoSolar Holdings, công ty xuất khẩu tấm pin năng lượng mặt trời lớn của Trung Quốc.

Một số công ty năng lượng mặt trời khác của Hàn Quốc trong khi đó đang tìm kiếm thị trường mới để xuất khẩu.
Thế nhưng chính quyền của Tổng thống Trump mới chỉ bắt đầu. Việc đưa ra thêm nhiều chính sách thuế mới cũng có thể là cách mà Tổng thống Trump hướng sự quan tâm của dư luận ra khỏi những bê bối lùm xùm xung quanh nhiệm kỳ Tổng thống của ông.

Tổng thống Trump hẳn không hài lòng khi chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, không thắt chặt chính sách với Triều Tiên đúng như mong muốn của ông. Việc chính phủ Mỹ bế tắc trong nhiều vấn đề cũng khiến ông mệt mỏi, chính vì vậy không phải có cách khác để né tránh bớt chỉ trích.

Người ta không tránh khỏi so sánh khi nhận ra rằng chính sách đối với đồng USD mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang áp dụng hiện nay có nhiều điểm tương đồng với chính sách đồng USD mà cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon từng đưa ra cách đây đến 47 năm.

Năm 1971, cựu Tổng thống Nixon từng nổi tiếng với tuyên bố: “Đó là đồng tiền của chúng tôi, nhưng rắc rối là của các bạn.”

Việc Tổng thống Donald Trump bất ngờ đảo ngược chính sách của đồng USD khiến châu Á đối diện với không ít thách thức.
Trước tiên, tuyên bố của ông Munchin đẩy đồng yên lên mức cao nhất trong 3 năm, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe vì vậy gặp khó trong việc đưa ra chính sách ngăn giảm phát. Trong tuần trước, Ngân hàng Trung ương Nhật đã tuyên bố sẽ không thể dừng chính sách nới lỏng định lượng, mục đích là để hạn chế đồng yên tăng giá.

Tuyên bố của ông Munchin cũng được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Hàn Quốc công bố kinh tế suy giảm trong quý 4/2017. Cùng lúc đó, Singapore thông báo sản xuất công nghiệp tăng trưởng chững lại, nền kinh tế mở của Singapore chịu nhiều tác động từ sự suy giảm của nhu cầu tiêu dùng trên toàn cầu.

Những khó khăn đến với chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe diễn ra ở thời điểm không thể tệ hơn được nữa. Dù kinh tế Nhật đang có khoảng thời gian tăng trưởng dài nhất thời kỳ hậu Chiến tranh Thế giới thứ Hai, tỷ lệ thất nghiệp tại Nhật thấp nhất trong 24 năm thế nhưng mức lương của người Nhật vẫn không tăng.

Dù Thủ tướng Nhật nỗ lực khuyến khích hàng loạt doanh nghiệp lớn như Toyota, Sony, Mitsubishi tăng lương nhưng khả năng trên khó xảy ra khi họ đều là những doanh nghiệp xuất khẩu lớn với kết quả kinh doanh phụ thuộc nhiều vào đồng yên, đồng yên mạnh chắc chắn họ khó bán hàng ra nước ngoài.

Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc cũng gặp nhiều khó khăn bởi chính sách bảo hộ của Tổng thống Trump không khỏi khiến tạo ra nhiều yếu tố bất ổn. Tổng thống Trump đang đòi bàn thảo lại Hiệp định thương mại song phương Mỹ – Hàn.

Trong tuần trước, Samsung bị dính vào vụ lùm xùm giữa Tổng thống Trump và Nga vì ông Trump đổ lỗi cho Samsung đã làm mất đi 50 nghìn tin nhắn mà theo ông sẽ hỗ trợ cho ông rất nhiều trong dàn xếp rắc rối với phía Nga.

LG, trong khi đó, sẽ phải đối diện với quãng thời gian không hề dễ chịu khi mà máy giặt bán vào Mỹ sẽ phải chịu mức giá cao hơn, cú sốc này sẽ tác động không nhỏ đến kết quả kinh doanh của LG.

Tuy nhiên, tỷ giá đồng tiền tăng không phải hoàn toàn không tốt cho châu Á. Tỷ giá đồng tiền tăng có thể thu hút dòng vốn ngoại về khu vực, giảm lợi suất trái phiếu, ngăn lạm phát tăng cao…Nếu châu Á có thể tận dụng tốt những lợi thế này, chắc chắn Tổng thống Trump sẽ phải dè chừng.