HomeTIN TỨC

Phát biểu của Chủ tịch Fed ảnh hưởng thế nào đến thị trường tiền tệ ?

Phát biểu của Chủ tịch Fed ảnh hưởng thế nào đến thị trường tiền tệ ?

Phát biểu của Chủ tịch Fed ảnh hưởng thế nào đến thị trường tiền tệ ?

Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, mới đây đã có những phát biểu tích cực về nền kinh tế Mỹ và bày tỏ quan điểm ủng hộ phe diều hâu (Hawkish) và chính sách thắt chặt tiền tệ.

Ông Powell đặt niềm tin mạnh mẽ vào diễn biến tích cực của nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới.

Nhờ những phát biểu tích cực của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell, về nền kinh tế, đồng USD đã tăng giá đáng kể hơn so với các đồng tiền khác. Trong khi đó, đồng Úc (AUD) và đồng New Zealand (NZD) giảm mạnh, còn đồng franc Thụy Sĩ (CHF) và yên Nhật chỉ giảm nhẹ.

Điều này cho thấy những ý kiến của ông Powell có ảnh hướng lớn tới sự thèm muốn rủi ro (risk appetite) hơn là đồng USD. Chỉ số Dow Jones cũng giảm 1%, điều này tương đối quan trọng bởi triển vọng của các đồng tiền có sự phụ thuộc vào tình hình thị trường chứng khoán.

Nếu thị trường chứng khoán tăng điểm sau bài phát biểu của Powell, đồng USD sẽ tăng lợi nhuận, yên Nhậtđồng CHF sẽ là những đồng tiền hoạt động tốt nhất. Nếu nhiều người mua vào và thị trường chứng khoán ổn định, cặp USD/JPY cũng sẽ tăng giá cùng với các loại tiền tệ khác.

Tuy nhiên, khi lợi tức trái phiếu 10 năm đạt đến mốc 3%, nhiều khả năng rủi ro sẽ xảy đến với đồng USD, đồng euro, đồng bảng ảnh và các đồng tiền yết giá. Cặp tỷ giá USD/JYP vẫn đang ổn định ở mức 107 nhưng có khả năng vượt ngưỡng 108.

Trong bài phát biểu của mình, ông Powell thể hiện tinh thần khá lạc quan và bày tỏ quan điểm ủng hộ phe diều hâu (Hawkish) với chính sách thặt chặt tiền tệ trong thời gian gần. Chủ tịch Fed cho rằng nền kinh tế đang phát triển với tốc độ vững chắc, lạm phát gia tăng và không có rủi ro suy thoái. Khi được hỏi về mức tăng lãi suất bao nhiêu là cần thiết, ông trả lời bằng cách nhấn mạnh những cải tiến trong nền kinh tế và khẳng định lạm phát sẽ tăng.

Ông Powell không thấy bất kỳ vấn đề nào với đường cong lãi suất trái phiếu và kết thúc bài phát biểu với niềm tin mạnh mẽ vào diễn biến tích cực của nền kinh tế Mỹ trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại rằng Fed sẽ tăng lãi suất tới 4 lần trong năm nay, mặc dù ông Powell không hề đề cập đến điều này.

Cặp tỷ giá EUR/USD giảm liên tục sau bài phát biểu của ông Powell. Mặc dù giá tiêu dùng ở Đức và niềm tin kinh tế trong khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng, nhưng đồng tiền này vẫn phụ thuộc vào tình hình chứng khoán Mỹ. Mức ngại rủi ro (risk aversion) có thể tiếp tục làm EUR/USD sụt giảm, nhưng vẫn có sự trợ giá khá lớn ở mức từ 1,2190 đến 1,2200. Mặc dù vậy, báo cáo về CPI của khu vực đồng euro và số liệu từ thị trường lao động Đức cho thấy mức trợ giá này khó có thể thực hiện được.

Đồng bảng Anh là đồng tiền hoạt động tốt nhất hiện nay sau đồng yên Nhậtđồng franc Thụy Sĩ. Tổn thất của đồng tiền vẫn thấp hơn so với đồng euro và các đồng tiền yết giá khác.

Đồng NZD trượt giá mạnh sau bài phát biểu của ông Powell. Đồng tiền này đang hoạt động yếu hơn so với các đồng tiền chính khác. Đồng AUD cũng bị ảnh hưởng nặng nề do giá hàng hóa giảm. Điều đáng lo ngại ở đây là liệu cặp AUD/USD có bị phá vỡ hay không, hay vẫn giữ được ngưỡng hỗ trợ 0,7760. Rất nhiều vấn đề phụ thuộc vào cách thức giao dịch cổ phiếu.

Trong khi đó, cặp USD/CAD phá vỡ mức 1,27, mức cao nhất trong 2 tháng qua. Chứng khoán giảm 1% với chỉ số Dow Jones giảm 300 điểm. Nếu khu châu Á và châu Âu “thanh lý” cổ phiếu thì những đồng tiền yết giá, bao gồm đồng CAD có thể sẽ giảm sâu hơn nữa. Về mặt kỹ thuật, mức dừng tiếp theo của cặp USD/CAD là 1,28, nhưng cặp ngoại tệ này vẫn có thể tăng lên đến 1,2850.

Bên cạnh đó, đồng bảng Anh cũng đang phải chịu áp lực nặng nề khi giá hàng hóa giảm mạnh. 

>>> Xem thêm: Tin tức đầu tư forex mới nhất 2018

Theo BK Asset Management